THU ĐẦU TI
- Thu đầu ti là gì?
Đầu ti thon gọn, hồng hào và cân xứng với bầu ngực là kết quả mà bạn sẽ nhận được sau khi hoàn thành phẫu thuật thu nhỏ núm vú. Đây là tiểu phẫu cho vùng da bên ngoài, Bác sĩ chỉ chỉnh sửa vùng đầu nhũ hoa bằng cách cắt bớt mô da thừa ở vòng ngoài đầu vú, tránh gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
![](https://lh5.googleusercontent.com/VDol6mAMtLwDut6Fpkm9ezb4iEa0brH99tfnMXqrrhIzMXppkw8sfDZfT_Ac62xzahNrD1jjNm4zqnxYsoDboQG3ganMY0wqH0P1_7VOgOYqcuiYbyvJpspxSTWRQZH6Nnmm3ruVjIp_48aBgk0FyYh6_2aahS8p-hO3VjxxXluQY3NEb7JyTRAgH9OYJQ)
2. Những ai không nên thực hiện phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa?
Thu nhỏ nhũ hoa có an toàn không luôn là quan tâm hàng đầu của chị em. Vì vậy, để đảm bảo không gặp các biến chứng, những đối tượng sau nên cân nhắc kĩ và tham vấn với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện thủ thuật.
- Những người bị bệnh tăng huyết áp hoặc tim mạch tốt nhất không nên làm phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự có nhu cầu thu nhỏ nhũ hoa, hãy trao đổi với bác sĩ để có phương án phù hợp.
- Cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa nếu bạn mắc bệnh đái pháo đường, vì các vết thương sẽ rất khó liền sẹo và thậm chí có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu đang bị viêm nhiễm đầu vú, bạn sẽ cần điều trị khỏi viêm trước khi tiến hành phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa.
- Những người có cơ địa sẹo lồi cũng không nên thực hiện thủ thuật này vì có thể làm tình trạng phì đại tệ hơn.
- Người mắc các bệnh về máu, đặc biệt là bệnh máu khó đông thì tuyệt đối không nên tiến hành thu nhỏ nhũ hoa vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bạn.
![](https://lh5.googleusercontent.com/qop2y3EIolhvhKYob06AcD6c0p_hB7FLDWYEfhVYMGK6HeG5afj2yIABiiVOh65IGvqRFx1Kwf77bA0ciguFN3aubnEP4gFqDLe3w4olTt-33-_rEFIR7LPu_jBYNgQ3Sq_1dbJ7ZpCuTShsHS0wAGjOPUeE1To3WmJwdgdXpPlqnBfjs4MPzNZKZrMkHw)
3. Phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa
Để biết được thu nhỏ nhũ hoa có nguy hiểm không, trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thủ thuật này được thực hiện như thế nào. Quy trình cơ bản của phẫu thuật thu nhỏ nhũ hoa được tiến hành như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ đánh đấu trên nhũ hoa trước khi phẫu thuật để xác định vị trí cần loại bỏ và xác định độ cao mới của nhũ hoa.
- Bước 2: Bác sĩ gây tê tại phần gốc và thân nhũ hoa bằng thuốc gây tê cục bộ (lidocain).
- Bước 3: Da thừa sẽ được mổ xẻ và loại bỏ. Chỉ khâu sẽ được sử dụng để gắn nhũ hoa vào đế, làm giảm chiều cao. Nếu chiều rộng của nhũ hoa bị giảm, da trên chu vi của nhũ hoa cũng sẽ được khâu lại với nhau.
- Bước 4: Dán băng trên nhũ hoa và quầng vú để bảo vệ vết mổ.
![](https://lh6.googleusercontent.com/gPx9wMVSSrSY3K5aiDZeeea94lxH9o3SbcrYh2LcwOgOR11vMFtAAnNyQ0R5mbSR2CxqFYn84ZA2QLtYUi2Lqomk3um8DLETSiF87rzDf4xdrSsnBoYVgWWdOPP4NgrRVBCeaZUux4tIvUsPQi1SyR_3eeQIhD3VFyS4nXiwN5Z84majj_wjvhte8A38uw)
Hầu hết bệnh nhân được hồi phục sau 2 tuần sau khi làm thủ thuật. Một số lưu ý để quá trình hồi phục nhanh hơn bao gồm:
![](https://lh6.googleusercontent.com/1rFoiLUfbESP1-Cw8BCNQfv_2Tf1OCxbkw31xclacu9W1z7KTQzjTyOy7_xmRbZagu4FlvujwoxhRz39N6Xak1jM_akiCkYeee9vEbCDZQbN5Igi-W7Cld-dIQYjSpeA65vMIwqCQUMGRRIjjvGmMbZ50nrlfTcIwWmI9H31AQJE9MbGLBZsnPxwBpfG-w)
- Thực hiện vệ sinh tại vết mổ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Băng bó lại khi tắm, ngăn không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Hạn chế luyện tập thể thao trong thời gian đầu.
- Không sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, cafein,... và không ăn các loại thực phẩm như: Thịt gà, hải sản, rau muống, đồ nếp,...